xôi ngũ sắc hà giang

Xôi ngũ sắc Hà Giang là món ăn nổi tiếng tại Hà Giang và được rất nhiều du khách yêu thích. Khi nhắc tới Hà Giang, ngoài cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, người ta còn nhớ đến những món đặc sản độc đáo, và xôi ngũ sắc là một trong những món đặc sản như vậy. Cùng tim hiểu cách làm món xôi ngũ sắc và ý nghĩa ẩn sau những màu sắc bắt mắt đó nhé!

Xôi ngũ sắc Hà Giang

xôi ngũ sắc hà giang

Xôi ngũ sắc Hà Giang là món ăn nổi tiếng của nhiều dân tộc ở vùng cao, nổi tiếng nhất là dân tộc Tày tại Hà Giang. Món xôi này thường được nấu trong các dịp đặc biệt như Tết, lễ hội, tiếp khách. Xôi có 5 màu sắc khác nhau nên có tên gọi ngũ sắc.

Đây là món ăn mà chỉ nhắc đến thôi, chúng ta cũng tưởng tượng được ra khung cảnh núi rừng hùng vĩ.

Xem thêm: Hà Giang có đặc sản gì bên cạnh xôi ngũ sắc?

Ý nghĩa món xôi ngũ sắc

xôi ngũ sắc hà giang

Cũng có nguyên liệu rất bình thường là gạo nếp, nhưng qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ vùng cao, món xôi bình thường đã trở nên đẹp mắt hơn rất nhiều. Không phải tự nhiên mà người dân tộc lại nghĩ ra 5 màu xôi để làm gì, mà sau những màu sắc bắt mắt đó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cơ bản đó là tượng trưng cho năm yếu tố của đất trời là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Màu đỏ có ý nghĩa thể hiện khát vọng, màu xanh mong đất đai tươi tốt, mưa thuận gió hòa để người dân có thể trồng trọt, chăn nuôi. Màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, màu tím trượng trưng cho đất đi trù phú, màu trắng thể hiện cho sự chung thủy trong tình yêu.

Như vậy có thể thấy, chỉ qua một món ăn nhưng người dân đã thể hiện được những suy nghĩ, mong muốn của mình, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên

Món xôi này không bị cứng, có thể ăn trực tiếp và rất chắc dạ nên người dân tộc thường mang đi để ăn trưa khi đi làm nương

Xem thêm: Quán ăn ngon tại thành phố Hà Giang

Cách nấu xôi ngũ sắc

xôi ngũ sắc hà giang

Để có món xôi ngũ sắc Hà Giang ngon, đầu tiên cần phải có nguyên liệu chất lượng. Gạo nếp phải là loại nếp cái hoa vàng để đảm bảo độ dẻo, thơm cho món xôi. Hạt gạo sau khi được vo thì đem ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng để nở đều, giúp hạt xôi có độ dẻo và nở vừa phải. Sau đó đem gạo đồ trên bếp lửa đều nóng già để xôi chín dẻo.

Nếu đọc đến đây thì cách nấu xôi này chẳng khác xôi bình thường là mấy. Nhưng thức để tạo nên sự khác biệt cho xôi ngũ sắc nằm ở công đoạn nhuộm màu. Người ra sẽ chia gạo thành 5 phần để nhuộm màu, mỗi màu sẽ đồ ở 1 nồi riêng. Vì mỗi loại màu sẽ có thời gian ngấm khác nhau nên người nếu cần phải căn được thời gian, màu nào dễ ngấm và màu nào dễ pha để đồ xôi hợp lý

Để được một chõ xôi ngũ sắc ngon miệng và ngon mắt, công đoạn nhuộm màu là tối quan trọng

Những nguyên liệu sử dụng để nhuộm màu

Màu đỏ: sử dụng gấc hoặc lá cơm đỏ (lá cẩm)

Màu xanh: sử dụng lá gừng để tạo màu, ngoài ra có thể dùng lá cơm xôi xanh, vỏ măng, lá cây ba soi

Màu vàng: dùng nghê giã lấy nước để nhuộm

Màu tím: dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau

Màu trắng: màu gốc của hạt gạo nếp

Chỉ từ những nguyên liệu quen thuộc nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân tộc ở Hà Giang, những hạt gạo nếp đã được chế biến thành nhiều màu sắc khác nhau, hình thức bắt mắt để tạo nên món xôi ngũ sắc độc đáo. Không chỉ vừa ngon miệng, vừa ngon mắt, món xôi ngũ sắc còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa, mong ước của người dân tộc nơi đây. Nếu có dịp đến Hà Giang, bạn đừng quên thưởng thức món xôi ngũ sắc Hà Giang độc đáo này nhé

Mình là Pham Linh. Tuy mình không sinh ra ở Hà Giang nhưng mình mong muốn lan tỏa vẻ đẹp của vùng đất địa đầu tổ quốc này đến với tất cả mọi người

Trả lời